Thứ Tư, 17 tháng 11, 2010

Những điểm hấp dẫn du học Nhật Bản

Nhật Bản được biết đến như là trung tâm kinh tế và giáo dục của Châu Á. Hiện nay số lượng du học sinh trên toàn thế giới đang học tập tại Nhật Bản là 132,720 người đến từ 78 quốc gia và vùng lãnh thổ, vậy yếu tố nào khiến cho du học sinh quốc tế đến với Nhật Bản để học tập và nghiên cứu như một địa chỉ uy tín và duy nhất tại Châu Á?
Chất lượng giáo dục cao, môi trường nghiên cứu xuất sắc.
Trong số các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới thì Nhật Bản được biết đến như một sự hình thành nền kinh tế từ đống đổ nát sau chiến tranh. Sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản phụ thuộc vào 5 yếu tố chính: Tinh thần dân tộc, Khả năng sang tạo, Nền văn hóa đặc trưng, Nhân cách Nhật Bản và Hệ thống giáo dục hoàn hảo. Chất lượng giáo dục của các trường đào tạo tại Nhật bản luôn được đặt lên hàng đầu và cách giáo dục lấy học sinh làm trung tâm nghiên cứu đã đào tạo ra hàng ngàn nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới trong đó có rất nhiều người đoạt giải Nobel về Văn Học, Y học, Vật Lý, Hóa Học..v.v.. và nhiều công trình nghiên cứu về vũ trụ khác. Tính cạnh tranh trong nghiên cứu khoa học ở một môi trường hoàn hảo gần như phát huy triệt để khả năng sáng tạo của sinh viên khiến cho việc hình thành một nền tảng cán bộ khoa học trở lên vững chắc. Bên cạnh đó là môi trường làm việc lý tưởng tại những tập đoàn hùng mạnh nhất thế giới trong các lĩnh vực khác nhau như Toyota (ôtô), Sony, Panasonic (điện tử)…v.v… đã thúc đẩy nền giáo dục của Nhật Bản trở thành nơi đầu tiên và duy nhất du học sinh quốc tế muốn theo học.
Giàu bản sắc văn hóa
Nhật Bản hiện đại ngày nay là sự giao hòa của Văn hóa và Xã hội giữa cái Cũ và cái Mới, Đông và Tây, các tự nhiên và nhân tạo. Những yếu tố này ban đầu tưởng như mâu thuẫn nhưng chúng vẫn tồn tại và đan xen trong sự hòa hợp của Nhật Bản. Ví dụ như bạn có thể thấy một ngôi chùa cũ kĩ nằm sát bên với một tòa nhà chọc trời hiện đại. Với truyền thống lâu đời của Nhật Bản từ thời kỳ Azuchi-Momoyama (cuối 16 đến đầu thế kỷ 17) đến thời kỳ Edo, kéo dài gần 300 năm Nhật Bản đã linh hoạt đồng hóa văn hóa của văn minh phương Tây với văn hóa của họ. Tuy nhiên, ngay cả với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản và sự phát triển của công nghệ tiên tiến sau Thế chiến II, Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì văn hóa ban đầu. Đó là để nói, cũ và mới có cùng chung sống cho đến ngày hôm nay. Đây là những gì mang lại sự đa dạng của Nhật Bản và niềm đam mê vẫn còn thu hút nhiều người nước ngoài.
Nếu như bạn đã đến Nhật Bản, bạn có thể nói rằng bạn là một fan hâm mộ lớn của khu nghỉ dưỡng suối nước nóng “Onsen”. Người khác có thể biết về J-Pop, phim Nhật, hay thậm chí là nghệ thuật làm móng tay. Ngay cả những người chưa bao giờ tới Nhật Bản cũng có thể biết đến vẻ đẹp và món ăn của ẩm thực Nhật Bản như: Trà đạo, cắm hoa Ikebana , hoặc truyền thống thể thao như Judo, Kendo và Naginata. Có rất nhiều, nhiều điều khác mà làm cho Nhật Bản hấp dẫn chúng ta.
Môi trường làm việc mơ ước
Nhật Bản ngày nay buộc phải thay đổi chính sách việc làm với sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp tại Nhật do xu hướng kinh doanh toàn cầu hóa và xu thế hội nhập. Các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật đã mở rộng các chi nhánh ra bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản và sự đầu tư vào các nền kinh tế đang phát triển đã tạo ra một nhu cầu nhân lực lớn để phục vụ quá trình phát triển này. Bên cạnh đó, chính phủ Nhật Bản cũng khuyến khích thành phần lao động quốc tế bằng cách chuyển đổi Visa lao động cho du học sinh sau khi tốt nghiệp miễn là du học sinh được công ty tuyển dụng phía Nhật Bản chấp nhận. Như một hệ quả tất yếu tổng hợp dung hòa các yếu tố đã khiến cho Nhật Bản ngày càng thu hút được nhiều du học sinh quan tâm và theo học. Theo thống kê của Hong Nhung C&T Nhật bản hiện nay đang đứng ở vị trí thứ 2 về số lượng du học sinh Việt Nam đang theo học (sau Úc). Tuy nhiên dự báo năm 2011 sẽ là năm bùng nổ du học Nhật Bản do số lượng du học sinh đi Úc ngày càng giảm dần do chính sách cấp Visa của Úc đã thiết chặt lại và chính sách tiếp nhận du học sinh Việt Nam của chính phủ Nhật đã cởi mở hơn rất nhiều so với các năm trước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét